Những thắc mắt về bộ lưu điện, UPS

Đâu là những vấn đề mà người dùng hay gặp phải trong lúc chọn mua sử dụng và bảo trì các thiết bị UPS này? Chúng ta sẽ cùng tham khảo nhé!

1. Khi nào tôi cần dùng bộ lưu điện?



Khi bạn dùng máy tính để bàn và các thiết bị ngoại vi bằng cách cắm trực tiếp vào nguồn điện nhà, thì việc cúp điện sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chúng. UPS hoạt động bằng cách sử dụng một bình ắc-quy gắn sẵn bên trong, và một mạch chuyển tức thời giữa nguồn điện cấp bên ngoài và điện từ bình ắc-quy để giữ nguồn cấp cho máy tính để bàn và các thiết bị ngoại vi được liên tục. Người ta còn dùng UPS để cấp điện liên tục cho các thiết bị báo cháy, hay camera quan sát để chúng hoạt động liên tục, dù nguồn điện chính bị cắt.

Với các máy tính xách tay có dùng pin, bộ lưu điện kiểu này này gần như không có tác dụng đáng kể. Nó như một viên pin phụ, giúp bạn có thể dùng máy tính xách tay của mình lâu hơn khi bị cúp điện. Tuy nhiên, nó sẽ giúp cho các thiết bị ngoại vi cần thiết như Router ADSL hoạt động, để bạn có thể giữ và sử dụng kết nối internet chung với máy tính xách tay lúc nguồn điện nhà bị cúp.

Vì thế, nếu bạn đang dùng máy tính xách tay, kết nối Internet 3G và không cần một phụ kiện nào khác khi cúp điện, bạn không cần dùng đến UPS.
2. Thời gian hoạt động của UPS là bao lâu?

Tùy thuộc vào mỗi loại UPS, và cách sử dụng của bạn mà thời gian này thay đổi rất lớn. Dung lượng điện tích trong bình ắc- quy là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của nó. Dung lượng này càng lớn thì thời gian hoạt động của bộ lưu điện càng lâu. Thông thường, các UPS có thể hoạt động liên tục 15 đến 30 phút trước khi cần nạp lại bình ắc-quy. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến thông số thời gian hoạt động của bộ lưu điện, là tổng công suất của các thiết bị kết nối vào UPS và sử dụng đồng thời lúc cúp điện.

3. Có thể cắm toàn bộ các thiết bị ngoại vi vào UPS hay không?
Do công suất của một bộ lưu điện có giới hạn, nên bạn đừng cắm mọi thiết bị vào đó. Máy tính và router ADSL là hai thứ nên dùng với UPS. Vì lúc nguồn điện nhà đang ổn định, UPS chỉ là điểm nối tiếp giữa các thiết bị và nguồn điện. Nhưng khi nguồn điện bị cúp, việc bạn cắm quá nhiều thiết bị vào UPS, đặc biệt là các thiết bị có công suất lớn như máy in hay máy quét ảnh, và sử dụng cùng lúc, sẽ làm giảm đáng kể thời gian hoạt động của bộ lưu điện. Như vậy, thời gian hoạt động của UPS có thể không còn đủ để bạn tắt máy, sao lưu dữ kiện, hay kịp chờ đến lúc nguồn điện nhà được cung cấp trở lại.

4. Làm sao để tính được công suất của bộ lưu điện cần mua?


Công suất của các bộ lưu điện tỉ lệ thuận với giá thành của chúng. Nếu bạn vì tiết kiệm mà mua loại có công suất quá nhỏ, thì thời gian hoạt động của UPS sẽ rất ngắn, có thể không đáp ứng được nhu cầu của bạn. Ngược lại, nếu bạn vung tay mua những dòng UPS quá mạnh, thì chi phí sẽ đội lên quá cao, trong khi bạn có thể không bao giờ dùng đến.

Về mặc nguyên tắc, công suất của UPS mà bạn mua tối thiểu phải bằng công suất thực mà máy tính và các thiết bị ngoại vi mà bạn định sử dụng lúc cúp điện. Công suất của bộ lưu điện được tính theo đơn vị Volt-Amps (VA), và bạn cần phải sử dụng một công thức chuyển đổi để so sánh nó với công suất thực của máy tính, vốn thường được tính bằng đơn vị Watts (W).

Bạn hãy tính bằng cách lấy giá trị công suất của bộ lưu điện tính theo đơn vị VA nhân với hệ số 0,7 để có giá trị công suất tính theo đơn vị W. Theo cách tính này thì một UPS có công suất 2000(VA) * 0,7 = 1400(W) sẽ thừa sức đáp ứng cho khoảng hai chiếc máy tính cá nhân, Router ADSL và một chiếc máy in nhỏ.
5. Nên ưu tiên chọn dòng UPS được chế tạo theo công nghệ nào?

Có ba dòng sản phẩm UPS chính dựa trên công nghệ chế tạo và nguyên tắc hoạt động của chúng. Bạn nên ưu tiên chọn lựa theo thứ tự như sau:

- Dòng UPS online: Các sản phẩm thuộc loại này chỉ dùng nguồn điện nhà cho việc sạc bình ắc-quy của nó mà thôi. Nguồn điện cấp ra cho thiết bị được chuyển từ nguồn điện một chiều của bình ắc-quy thành nguồn điện xoay chiều thông qua một mạch chuyển. Loại UPS này có độ ổn định cao nhất, nhưng giá thành lại cao hơn các dòng khác đến bốn lần.

- Dòng UPS offline Line interactive: Loại UPS này sử dụng một bộ cảm biến nằm giữa nguồn vào và nguồn ra, cho phép hiệu chỉnh công suất tải phù hợp với thiết bị. Khi nguồn điện vào bị mất, mạch chuyển sẽ tự động chuyển sang chế độ dùng điện từ bình ắc-quy. Dòng UPS Offline Line-Interactive này rất cần thiết khi bạn sử dụng máy tính trong khu vực có nguồn điện nhà chập chờn.

- Dòng UPS offline: Đây là dòng sản phẩm UPS rẻ tiền nhất, vì nó chỉ hoạt động theo nguyên tắc cơ bản nhất của bộ lưu điện dự phòng (Standby Power System – SPS). Khi nguồn điện nhà đang hoạt động, nó sẽ được đưa thẳng tới thiết bị sử dụng. Khi nguồn cấp điện bị mất, một mạch chuyển tức thời sẽ chuyển sang chế độ dùng bình ắc quy. Điểm yếu của cách hoạt động này, là có một độ trễ trong thao tác chuyển từ nguồn điện nhà sang bình ắc-quy và gây sụt áp trong một vài miligiây. Nên những thiết bị hay máy tính quá nhạy cảm với sự thay đổi điện áp sẽ không phù hợp với loại UPS này.
6. Sử dụng và bảo quản bộ lưu điện như thế nào để tăng tuổi thọ của chúng?

- Đặt bộ lưu điện ở nơi thoáng mát và khô ráo.

- Định kỳ hãy kiểm tra bình ắc-quy, là bộ phận chính trong việc cung cấp nguồn điện dự phòng. Nếu bình điện bị phù, nghĩa là nó bị hỏng. Hãy thay thế ngay để đảm bảo thời lượng mà UPS hoạt động khi nguồn điện nhà bị cúp.

- Nếu không cần thiết, đừng dùng máy in khi UPS đang hoạt động. Việc in ấn tốc độ cao sẽ tiêu thụ một lượng điện lớn trong một thời gian ngắn, có thể gây quá tải và làm hỏng bộ lưu điện.

- Không lạm dụng khả năng lưu điện của UPS cho đến khi cạn kiệt nguồn ắc-quy, để làm việc, chơi game hay lướt web, mà cần tranh thủ sao lưu tài liệu và tiến hành tắt máy. Vì khi bị sử dụng đến cạn kiệt, bộ ắc-quy bên trong UPS sẽ rất mau hỏng
Related posts:

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
bo-luu-dien-hang-dau

Discuss

×Close